Bữa sángNăng lượng 20-25%
Nước tinh khiết
Để khởi đầu cho ngày mới tràn đầy năng lượng, bạn có thể uống 1 ly nước ấm khi vừa thức dậy vào buổi sáng giúp bảo vệ sức khỏe.
Lợi ích khi uống nước ấm vào buổi sáng
Bù nước cho cơ thể giúp giảm cân hiệu quả
Một ly nước ấm khi vừa thức dậy vào buổi sáng giúp bù nước hiệu quả cho cơ thể sau một giấc ngủ dài. Bạn sẽ cảm thấy ít đói hơn giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn. Điều này giúp phòng ngừa tăng cân do ăn quá nhiều.
Cung cấp năng lượng cho não giúp bạn tỉnh táo
Bộ não được cấu tạo với hơn 70% là nước. Khi bạn không uống đủ nước, não sẽ hoạt động với ít nhiên liệu hơn khiến bạn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn và làm giảm đáng kể hiệu suất của bộ nhớ và não. Một ly nước ấm vào buổi sáng giúp tiếp tục bổ sung nước để duy trì hoạt động tối ưu của não, giúp cơ thể tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo.
Loại bỏ độc tố giúp cải thiện làn da
Khi vừa thức dậy, uống một ly nước ấm giúp loại bỏ các độc tố lưu trữ trong cơ thể, giúp cơ thể có đủ nước để giữ cho làn da của bạn tươi sáng, khỏe mạnh và rạng rỡ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng giúp loại bỏ và cân bằng hệ bạch huyết, dẫn đến tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bạn phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.
Cải thiện trao đổi chất giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa
Uống nước khi đói có thể làm tăng tốc độ chuyển hóa lên ít nhất 24% giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa khiến bạn hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng với những người thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.
Hỗ trợ cơ quan nội tạng
Uống một ly nước ấm khi vừa thức dậy giúp làm loãng lượng axit cao trong dạ dày, cải thiện chứng ợ nóng và khó tiêu, ngăn ngừa sỏi thận. Ngoài ra uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ độc tố, tránh nhiễm trùng bàng quang.
Giúp đại tiện đều đặn hơn
Thói quen uống nước vào buổi sáng giúp kích thích sự di chuyển trong ruột dưới, giúp bạn đại tiện đều đặn hơn vào mỗi buổi sáng.
Uống nước vào buổi sáng giúp tóc trơn, bóng và khỏe mạnh
Nước chiếm ¼ trọng lượng của một sợi tóc. Một ly nước ấm khi vừa thức dậy vào buổi sáng giúp nuôi dưỡng mái tóc của bạn từ trong ra ngoài.
Uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Mặc dù tác dụng của nước là rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên bạn cần uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Bạn nên uống 1-2 ly nước ấm khi vừa thức dậy vào buổi sáng để giữ ấm cho cơ thể, bảo vệ phổi và cổ họng, nhiệt độ thíc hợp từ 35-40 độ C, khi uống bạn nên uống từng ngụm với tốc độ chậm. Một lưu ý quan trọng hơn là bạn chỉ nên uống vừa đủ để tránh những phản ứng phụ gây hại cho cơ thể.
Bún mọc sườn chua
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Bún mọc sườn chua” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Ngoài việc hướng dẫn làm món ăn ngon và lành, dự án “Bữa cơm gia đình” còn tập trung khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng những sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ, thuận tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại chuyên mục Sản phẩm dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- Bún tươi 1kg;
- Xương ống 300g;
- Sườn lợn 200g;
- Thịt xay 100g;
- Dọc mùng 200g;
- Cà chua 1 quả;
- Nấm hương, mộc nhĩ, hành củ khô, hành lá một ít.
Cách làm món “Bún mọc sườn chua” cho Bữa cơm gia đình
Bước 1: Xương ống chần qua nước sôi, sau đó cho 1 ít muối vào ninh nhừ; Sườn lợn chặt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi;
Bước 2: Dọc mùng thái chéo, bóp với 1 ít muối, để ngấm 5 phút, sau đó rửa sạch, vắt ráo nước;
Bước 3: Nghệ tươi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt; Nấm hương, mộc nhĩ ngâm mềm, băm nhỏ;
Bước 4: Rau mùi tàu, hành lá rửa sạch, thái nhỏ; Hành củ bóc vỏ băm nhỏ;
Bước 5: Hành tây, cà chua rửa sạch, bổ múi cau;
Bước 6 Làm viên mọc: Trộn đều thịt xay với mộc nhĩ cùng một ít gia vị, nặn thành các viên mọc;
Bước 7 Nấu nước dùng: Đun nóng dầu ăn bằng nồi nấu bún, cho hành vào phi thơm, tiếp tục cho cà chua, sườn, nấm hương vào xào cùng. Khi sườn săn lại, cho nước ninh xương, nước cốt nghệ vào, sau đó thả viên mọc, dọc mùng, hành tây và nêm gia vị vừa miệng, khuấy đều cho gia vị tan nhẹ. Khi nước dùng sôi lại, mọc, dọc mùng, hành tây chín thì tắt bếp;
Bước 8: Xếp bún ra bát tô, xếp viên mọc, sườn, dọc mùng, cà chua lên trên, rắc hành lá, rau mùi tàu rồi chan nước dùng, dùng nóng.
Mách nhỏ
- Tên gọi theo vùng miền: Sườn lợn/ Sườn heo; Thịt xay/ Thịt lợn xay/ Thịt heo xay; Dọc mùng/ Bạc hà; Rau mù tàu/ Ngò gai; Mộc nhĩ/ Nấm mèo; Hành củ/ Hành tím; Hành lá/ Hành hoa;
- Muốn mọc dai, không bị mềm bạn nên ăn đến đâu trụng đến đó.
Bữa trưaNăng lượng 25-35%
Canh bí đỏ nấu sườn
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Canh bí đỏ nấu sườn” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Ngoài việc hướng dẫn làm món ăn ngon và lành, dự án “Bữa cơm gia đình” còn tập trung khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng những sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ, thuận tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại chuyên mục Sản phẩm dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- Bí đỏ 350g;
- Sườn lợn 100g;
- Hành lá, hành củ, rau mùi tàu một ít;
- Dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Cách làm
Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, thái lát mỏng vừa ăn;
Bước 2: Sườn rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, nêm một ít gia vị cho ngấm;
Bước 3: Hành lá, rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ;
Bước 4: Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng;
Bước 5: Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào nồi đun nóng, cho hành tím vào phi thơm, tiếp tục cho sườn vào xào thơm sau đó cho nước vào ninh nhừ;
Bước 6: Cho bí đỏ vào nấu đến khi chín mềm thì cho gia vị, khuấy nhẹ cho tan đều. Sau đó cho hành lá, rau mùi tàu vào, tắt bếp.
Mách nhỏ
- Tên gọi theo vùng miền: Rau mùi tàu/ Ngò gai; Sườn lợn/ Sườn heo; Bí đỏ/ Bí ngô; Hành lá/ Hành hoa; Hành củ/ Hành tím;
- Bí đỏ rất nhanh mềm nên không ninh quá kỹ, mất hương vị thơm ngon và bí sẽ bị nát.
Rau lang xào tỏi
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Rau lang xào tỏi” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Để có một món ăn thơm ngon và lành cần có những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyên trang Dinh dưỡng đã dành thời gian khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng một số trang trại trồng rau hữu hữu cơ an toàn. Bạn có thể tham khảo Những trang trại rau hữu cơ được yêu thích tại chuyên mục Kiến thức dinh dưỡng để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp cho bản thân và gia đình.
Nguyên liệu:
- Rau lang 350g
- Tỏi ta ½ củ
- Dầu ăn, dầu hào, gia vị vừa đủ.
Cách làm món rau lang xào tỏi cho bữa cơm gia đình
Bước 1: Rau lang nhặt bỏ lá già héo, rửa sạch; Tỏi ta bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Đun nước sôi sau đó cho rau vào chần sơ, vớt ra để ráo.
Bước 3: Cho 1 thìa canh dầu ăn vào chảo đun nóng, tiếp tục cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho rau lang vào xào.
Bước 4: Xào rau trên lửa lớn cho đến khi rau vừa chín tới thì nêm gia vị vào, tiếp tục cho 1 thìa cà phê dầu hào, đảo nhanh tay để rau lang thấm gia vị, tắt bếp, cho ra đĩa.
Cá kho tộ
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Cá kho tộ” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Ngoài việc hướng dẫn làm món ăn ngon và lành, dự án “Bữa cơm gia đình” còn tập trung khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng những sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ, thuận tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại chuyên mục Sản phẩm dinh dưỡng
Nguyên liệu
- Cá trắm cỏ 350g;
- Thịt ba chỉ 50g;
- Hành củ, hành lá, ớt sừng một ít;
- Nước hàng, gia vị vừa đủ.
Cách làm món “Cá kho tộ” cho bữa cơm gia đình
Bước 1: Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài 2 cm, đầu hành đập dập;
Bước 2: Hành khô bóc vỏ, đập dập; Ớt sừng thái chỉ;
Bước 3: Cá rửa sạch, sát muối, cạo lớp màng trong, cắt khoanh sau đó ướp gia vị, đầu hành đập dập, nước hàng;
Bước 4: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái con chì khoảng 2 đốt ngón tay;
Bước 5: Chiên sơ thịt cho ra mỡ, cho hành vào phi thơm, sau đó cho cá đã ướp vào xào qua trên lửa lớn;
Bước 6: Tiếp tục cho nước nóng vào xâm xấp mặt cá, khi nước sôi vặn lửa nhỏ kho đến khi cá mềm, thấm đều màu và nước cá kho cạn sệt, rắc hành lá, ớt sừng thái chỉ lên sau đó tắp bếp, cho ra đĩa.
Mách nhỏ
- Tên gọi theo vùng miền: Thịt ba chỉ/ Thịt ba chỉ lợn/ Thịt ba rọi heo; Hành củ/ Hành tím; 3. Hành lá/ Hành hoa;
- Bí quyết kho là phải có thời gian ướp, dùng nước mắm mới thơm, ngon.
Cơm trắng
Cơm là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình. Cùng https://dinhduong.com.vn/ vào bếp làm món “Cơm” thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng!
Nguyên liệu
- 2 cốc gạo đầy (Khoảng 360g)
Cách nấu cơm trắng dẻo, thơm ngon bằng nồi cơm điện
Bước 1: Cho gạo vào nồi, tiếp tục cho nước vào nồi, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để loại bỏ cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắt nước ra.
Bước 2: Thêm nước sạch vào để ngập khoảng 0,7- 0,8 cm, ngâm gạo 15 phút trước khi nấu để vừa rút ngắn thời gian nấu và làm cơm dẻo mềm và thơm hơn.
Bước 3: Lau bên ngoài lòng nồi bằng khăn khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đậy nắp lại cắm điện và bật công tắc.
Bước 4: Khi cơm chín, công tắc chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này bạn nên để nồi nấu thêm khoảng 10-15 phút nữa, việc này giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Bước 5: Dùng muỗng xới cơm lên sẽ giúp cơm tơi và cho ra bát thưởng thức.
Mách nhỏ
Nhiều người thường vo gạo nhiều lần trước khi nấu để gạo sạch hơn, nhưng không biết rằng khi vo gạo làm chất dinh dưỡng, chất khoáng bị hao hụt. Do đó thay vì vo nhiều lần, nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất trôi ra là được
Bữa tốiNăng lượng 25-35%
Canh bí xanh nấu thịt
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Canh bí xanh nấu thịt” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Ngoài việc hướng dẫn làm món ăn ngon và lành, dự án “Bữa cơm gia đình” còn tập trung khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng những sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ, thuận tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại chuyên mục Sản phẩm dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- Bí xanh 500g;
- Thịt xay 50g;
- Hành lá 1 nhánh; Hành tím ½ củ;
- Gừng tươi, dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Cách làm Canh bí xanh nấu thịt cho Bữa cơm gia đình
Bước 1: Bí xanh gọt vỏ thát lát mỏng;
Bước 2: Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ; Hành lá rửa sạch thái nhỏ;
Bước 3: Gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng;
Bước 4: Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào nồi đun nóng, tiếp tục cho hành băm vào phi thơm, tiếp tục cho thịt xay vào xào sơ rồi cho nước vào đun sôi;
Bước 5: Đợi nước sôi khoảng 5 phút tiếp tục cho bí xanh, gừng tươi vào. Khi canh sôi và bí xanh chín mềm cho gia vị vào khuấy đều, sau đó rắc hành lá, tắt bếp, dùng nóng;
Mách nhỏ
- Tên gọi theo vùng miền: Thịt xay/ Thịt lợn xay/ Thịt heo xay; Bí xanh/ Bí đao; Hành lá/ Hành hoa; Hành tím/ Hành củ.
- Khi cho bí xanh vào, không nên đun sôi quá lâu để tránh làm bí xanh chuyển màu và có vị nồng.
Rau muống xào tỏi
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Rau muống xào tỏi” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Ngoài việc hướng dẫn làm món ăn ngon và lành, dự án “Bữa cơm gia đình” còn tập trung khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng những sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ, thuận tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại chuyên mục Sản phẩm dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- Rau muống 500g;
- Tỏi ta 1 củ;
- Dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Cách làm món Rau muống xào tỏi cho Bữa cơm gia đình
Bước 1: Rau muống nhặt bỏ phần già, úa, bỏ bớt lá non, bẻ đôi, sau đó rửa sạch;
Bước 2: Tỏi ta bóc vỏ, băm nhỏ;
Bước 3: Đun nước sôi sau đó cho rau vào chần sơ, vớt ra để ráo;
Bước 4: Cho 2 thìa canh dầu ăn vào chảo đun nóng, tiếp tục cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp tục cho rau muống, gia vị vào đảo đều cho rau thấm gia vị;
Bước 5: Xào rau trên lửa lớn đến khi rau muống vừa chín thì tắt bếp, cho ra đĩa.
Nem rán
Cùng chuyên trang Dinh dưỡng làm món “Nem rán” thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Thông tin thêm: Ngoài việc hướng dẫn làm món ăn ngon và lành, dự án “Bữa cơm gia đình” còn tập trung khảo sát, lựa chọn, giới thiệu đến cộng đồng những sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ, thuận tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại chuyên mục Sản phẩm dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- Bánh đa nem 1 tệp; Miến khô 20g;
- Thịt xay 250g; Trứng gà 1 quả;
- Cà rốt ½ củ; Hành tây ¼ củ;
- Hành lá, mộc nhĩ một ít;
- Dầu ăn, giấm gạo, gia vị vừa đủ
Cách làm món “Nem rán” cho Bữa cơm gia đình
Bước 1: Miến khô ngâm mềm, thái khúc ngắn;
Bước 2: Mộc nhĩ ngâm mềm, băm nhỏ; Cà rốt gọt vỏ, bào sợi, thái nhỏ;
Bước 3: Hành tây bóc vỏ, băm nhỏ; Hành lá rửa sạch, thái nhỏ;
Bước 4: Trộn đều thịt xay, trứng gà, cà rốt, mộc nhĩ, hành lá, hành tây, miến dong, gia vị;
Bước 5 Gói nem: Trải bánh đa nem ra đĩa, cho 1 thìa canh nhân nem vào, gập 2 bên cuốn tròn. Làm tương tự đến khi hết nguyên liệu;
Bước 6 Rán nem: Dùng chảo đun nóng dầu ăn, cho nem vào rán với lửa vừa, đến khi nem chín vàng tắt bếp, gắp ra đĩa cho ráo dầu;
Bước 7 Pha nước chấm: Dùng bát nhỏ, pha theo tỉ lệ 5 nước lọc : 3 đường kính : 1 nước mắm : 1 giấm gạo, khuấy đều cho tan.
Mách nhỏ:
- Tên gọi theo vùng miền: Bánh đa nem/ Bánh tráng; Miến khô/ Miến dong; Hành lá/ Hành hoa; Mộc nhĩ/ Nấm mèo; Thịt xay/ Thịt lợn xay/ Thịt heo xay;
- Để bánh đa nem giòn và có màu vàng bóng đẹp, có thể pha giấm gạo với nước lọc theo tỉ lệ 1:5 sau đó xoa đều trên bề mặt vỏ ngoài trước khi quấn nem.
Cơm trắng
Cơm là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình. Cùng https://dinhduong.com.vn/ vào bếp làm món “Cơm” thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng!
Nguyên liệu
- 2 cốc gạo đầy (Khoảng 360g)
Cách nấu cơm trắng dẻo, thơm ngon bằng nồi cơm điện
Bước 1: Cho gạo vào nồi, tiếp tục cho nước vào nồi, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để loại bỏ cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắt nước ra.
Bước 2: Thêm nước sạch vào để ngập khoảng 0,7- 0,8 cm, ngâm gạo 15 phút trước khi nấu để vừa rút ngắn thời gian nấu và làm cơm dẻo mềm và thơm hơn.
Bước 3: Lau bên ngoài lòng nồi bằng khăn khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đậy nắp lại cắm điện và bật công tắc.
Bước 4: Khi cơm chín, công tắc chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này bạn nên để nồi nấu thêm khoảng 10-15 phút nữa, việc này giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Bước 5: Dùng muỗng xới cơm lên sẽ giúp cơm tơi và cho ra bát thưởng thức.
Mách nhỏ
Nhiều người thường vo gạo nhiều lần trước khi nấu để gạo sạch hơn, nhưng không biết rằng khi vo gạo làm chất dinh dưỡng, chất khoáng bị hao hụt. Do đó thay vì vo nhiều lần, nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất trôi ra là được
Bữa phụNăng lượng 10-25%
Trái cây tươi
Không chỉ hấp dẫn, ngon miệng, trái cây còn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật vô cùng có lợi cho sức khỏe.
I. 6 lợi ích tuyệt vời khi ăn trái cây mỗi ngày
1. Giảm tình trạng viêm nhiễm
Câu thần chú về dinh dưỡng được áp dụng từ lâu là “Ăn theo cầu vồng”, tức là ăn đủ loại hoa quả, thực phẩm có màu sắc đa dạng, từ xanh, đỏ, tím, vàng … Các hợp chất dinh dưỡng tạo nên màu sắc của trái cây thường cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp kháng viêm.
2. Ngăn ngừa các bệnh mãn tính
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật, hoạt động cùng nhau trong cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ăn trái cây mỗi ngày có tác dụng bảo vệ lượng dinh dưỡng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc mắc bệnh tim, đột quỵ, tụt huyết áp, thậm chí ngăn ngừa một số loại ung thư.
3. Giúp đường ruột khỏe mạnh
Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là chìa khóa củng cố mọi mặt của sức khỏe. Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp chúng ta duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Chất xơ trong trái cây cũng giúp ta no lâu hơn, khiến quá trình chuyển hóa hiệu quả, góp phần tạo lợi khuẩn đường ruột.
4. Giúp làn da đẹp hơn
Chuyên gia dinh dưỡng Lebovitz cho biết “Bí quyết để có làn da sáng khỏe không nằm trong tủ thuốc, mỹ phẩm mà nằm ở giỏ trái cây”. Trái cây chứa đầy chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp trì hoãn tổn thương tế bào da bằng cách giảm viêm và bảo vệ chống lại các gốc tự do. Đây là những nguyên tử hoặc phân tử chứa điện từ đơn lẻ. Chúng tạo ra phản ứng chiếm đoạt điện tử, gây rối loạn hoạt động bình thường của tế bào, làm chết tế bào dẫn đến lão hóa sớm. Gốc tự do phá vỡ collagen trong cơ thể dẫn đến nếp nhăn và khiến da sạm không đều màu.
5. Giúp bù nước
Uống đủ nước là yếu tố quan trọng để giữ lối sống lành mạnh, nhưng không phải tất cả chất lỏng của bạn đều đến từ đồ uống. Một số có thể đến từ thực phẩm, trong đó có trái cây. Nhiều loại trái cây chứa lượng nước lớn, có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa là quá trình bổ sung phân tử nước vào chất hữu cơ để hình thành hợp chất mới. 75% cơ thể người bình thường là nước, song ở độ tuổi trung niên, lượng nước hoa hụt còn 50%. Như vậy, tuổi tác sẽ làm các tế bào mất nước. Quá trình hydrat hóa giúp tăng cường lượng nước cho tế bào. Chuyên gia dinh dưỡng Gabriel cho biết: “Nó không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp đệm khớp, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào, giúp bình thường hóa huyết áp và nhịp tim của chúng ta.
6. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Chuyên gia dinh dưỡng Lebovitz cho biết “Ăn trái cây mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm cân vì hầu hết trái cây đều có hàm lượng calo tương đối thấp và nhiều chất xơ, có nghĩa là chúng sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn”
II. Ăn trái cây đúng cách
Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên ăn từ 200g đến 250g trái cây mỗi ngày. Mua trái cây có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ưu tiên lựa chọn những loại trái cây tươi, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh không quá 3-5 ngày.
Sản phẩm từ sữa
Nhiều loại sản phẩm từ sữa thường được sử dụng trong chế độ ăn, bao gồm sữa tươi, sữa chua, phô mai. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn và là nguồn thực phẩm giầu canxi. Các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi các sản phẩm từ sữa giúp đảm bảo hoạt động bình thường cũng như giúp giảm nguy cơ phát triển một loạt các vấn đề về sức khỏe. Thường xuyên sử dụng sữa tươi, sữa chua, phô mai mỗi ngày mang đến một số lợi ích sau:
1. Cung cấp năng lượng dễ dàng và tiện lợi
Sản phẩm từ sữa chứa hầu hết mọi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để duy trì sự sống và phát triển, giúp cung cấp nguồn năng lượng, chất đạm và chất béo. Một ly sữa thơm ngon, thuần khiết vừa cho bạn cảm giác ngon miệng khi thưởng thức, lại vừa bổ sung năng lượng tức thì để cơ thể sẵn sàng làm tốt công việc hàng ngày.
2. Giúp xương chắc khỏe
Sản phẩm từ sữa chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe của xương, bao gồm canxi, protein, kali, phốt pho và đôi khi là vitamin D. Tất cả các vitamin và khoáng chất này đặc biệt hữu ích để ngăn ngừa loãng xương, một tình trạng đặc trưng bởi sự suy yếu của xương và thường xảy ra ở những người cao tuổi.
3. Hỗ trợ miễn dịch, tăng sức đề kháng
Khi sử dụng các sản phẩm từ sữa, cơ thể được bổ sung các vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin B, vitamin D cùng các nguyên tố vi lượng như Magie, Phốt pho, Selen. Nhờ vậy cơ thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, phát triển hệ thần kinh và duy trì trao đổi chất.
Ngoài ra một số loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống hoặc men vi sinh là một phần của quá trình nuôi cấy ban đầu hoặc được thêm vào sau khi tiến hành thanh trùng rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Hãy bổ sung các sản phẩm từ sữa một cách hợp lý vào thực đơn dinh dưỡng để bản thân luôn khỏe mạnh và tận hưởng niềm vui từ cuộc sống.
Trà Kombucha
Kombucha là một loại trà được lên men và đã sử dụng từ hàng ngàn năm trước đây. Trà Kombucha không chỉ có lợi ích sức khỏe như những loại trà thông thường vì chúng còn giàu men vi sinh có lợi và chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại và có tác dụng chống lại một số bệnh. Nếu bạn vẫn chưa biết Kombucha là gì và những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng trà Kombucha thường xuyên thì hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây để hiểu rõ về loại trà này nhé.
I. Kombucha là gì?
Kombucha là một loại thức uống có ga, vị chua ngọt. Thức uống này được tạo ra bằng cách lên men trà ngọt. Trà xanh và trà đen được pha thêm đường cùng các chủng vi khuẩn và nấm men. Sau 1-2 tuẩn lên men, vi khuẩn và axit sẽ hình thành. Dung dịch sẽ sủi bọt khí và có vị chua chua. Trong quá trình lên men, vi khuẩn và nấm mem sẽ tạo một lớp màng giống như nấm trên bề mặt chất lỏng. Khối màu này chính là sự cộng sinh của vi khuẩn và nấm men, hay gọi tắt là SCOBY.
II. Lợi ích của Trà Kombucha
1. Trà Kombucha cung cấp nhiều lợi khuẩn Probiotics
Probiotics cung cấp cho hệ tiêu hóa các vi khuẩn có lợi, khỏe mạnh, giúp cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng trà Kombucha như một thức uống để bổ sung dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa.
2. Trà Kombucha cũng có những lợi ích giống trà xanh
Trà xanh là một trong những đồ uống tốt nhất cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy uống trà xanh thường xuyên có thể làm đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể, giảm mỡ bụng, cải thiện mức cholesterol, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và nhiều lợi ích khác. Một số các nghiên cứu khác cũng cho thấy uống trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư đại tràng. Kombucha được chế biến từ trà xanh, vì vậy nó cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có trong trà xanh và có một số lợi ích tương tự như trà xanh.
3. Trà Kombucha chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do làm tổn thương tế bào của cơ thể. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe của chúng ta hơn là bổ sung chất chống oxy hóa từ các loại thực phẩm chức năng.
4. Kombucha có thể giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn có hại
Một trong những chất được tạo ra trong quá trình lên men Kombucha là axit axetic, chất này cũng được tìm thấy trong giấm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại. Kombucha làm từ trà xanh hoặc trà đen nên có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại nhưng không ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi.
5. Kombucha giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trên thực tế, những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 31% so với những người không uống, đây là một lợi ích mà trà Kombucha có thể mang lại.
6. Kombucha có thể giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao và kháng insulin trong các tế bào của cơ thể. Kombucha làm từ trà xanh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu vì bản thân trà xanh được chứng minh có công dụng này. Một đánh giá trên gần 300.000 đối tượng cho thấy rằng những người uống trà xanh giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không uống.
7. Kombucha có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư
Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, kombucha đã giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư do nồng độ polyphenol cao trong trà và chất chống oxy hóa cao. Cơ chế của các đặc tính chống ung thư của polyphenol trong trà hoạt động vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên người ta nghĩ rằng polyphenol ngăn chặn đột biến gen và sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời thúc đẩy sự chết của tế bào ung thư theo chương trình. Tuy nhiên liệu Kombucha có bất kỳ tác dụng chống ung thư ở người hay không vẫn chưa được xác nhận. Vì vậy cần nhiều nghiên cứu cao cấp hơn để tìm hiểu về vấn đề này.
III. Uống Kombucha thế nào để có lợi cho sức khỏe
Mặc dù Kombucha mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể nhưng bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng
– Tránh sử dụng Kombucha khi lên men quá mức hoặc bị hỏng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe;
– Tránh sử dụn Kombucha đối với những người miễn dịch kém, phụ nữ có thai hoặc cho con bú;
– Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 250ml vì trà Kombucha có thể chứa nhiều calo và đường.
Chuyên trang dinh dưỡng đã giới thiệu về tác dụng và cách sử dụng trà Kombucha như thế nào để có lợi cho sức khỏe. Để lựa chọn được sản phẩm chất lượng cho bản thân và gia đình, bạn có thể tham khảo bài viết Những thương hiệu trà Kombucha được nhiều người yêu thích tại chuyên mục Kiến thức dinh dưỡng.
Hạt dinh dưỡng
Không chỉ sở hữu hương vị bùi, béo, thơm ngon, các loại hạt còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Thường xuyên ăn các loại hạt dinh dưỡng dinh dưỡng để có một trái tim khỏe mạnh, một sức khỏe dẻo dai và bồi bổ não bộ hoạt động tốt.
I. Lợi ích khi ăn hạt dinh dưỡng hàng ngày
1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng
Các loại hạt có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng chứa hàm lượng đạm thực vật khá cao cùng các chất béo không no có lợi cho sức khỏe.
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ khả năng chống oxy hóa.
Oxy hóa là một quá trình có hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn bằng cách gây bệnh và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các tế bào trong cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do có hại, nhờ đó giảm khả năng mắc bệnh.
3. Giúp giảm cân lành mạnh
Các loại hạt đều cung cấp các chất dinh dưỡng dạng thực vật, không chứa chất béo bão hòa nên rất tốt cho những người giảm cân và ăn chay.
4. Giúp xương chắc khỏe
Nhiều loại hạt cung cấp kali, canxi và phốt pho, những khoáng chất rất cần thiết để xây dựng bộ xương chắc khỏe.
5. Giúp giảm nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
Các loại hạt có tác dụng giúp giảm cholesterol, chất béo trung tính LDL và mỡ xấu. Do đó khi ăn các loại hạt giúp cơ thể giảm nguy cơ béo phì, mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
6. Cung cấp nhiều chất xơ
Thực phẩm có nhiều chất xơ thì có ít chất béo gây độc hại, làm ta chóng no, giảm thèm ăn các món khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xơ được thừa nhận có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh táo bón, bệnh ung thư …
II. Cách ăn các loại hạt có lợi cho sức khỏe
Các hạt dinh dưỡng rất tốt, tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g đến 50g. Nguyên nhân là hàm lượng chất đường bột của các loại hạt này thấp, không đủ thay thế cho gạo, lúa mì, khoai tây. Chứa nhiều vitamin và chất khoáng nhưng hạt dinh dưỡng lại không đủ dưỡng chất mà thiếu vitamin A, vitamin C … Những loại hạt này cũng không đảm bảo lượng chất béo không no thiết yếu vốn có nhiều trong cá biển. Nếu lạm dụng và dùng hạt thay thế các bữa ăn hàng ngày, bạn có thể bị mất cân đối về dinh dưỡng.
Trà/ Cà phê
Trà xanh và cà phê là thức uống được tiêu thụ thường xuyên nhất trên thế giới chỉ sau nước lọc. Mọi người tiêu thụ trà xanh và cà phê vì hương vị đặc trưng và lợi ích cho sức khỏe. Những đồ uống này giúp chúng ta tỉnh táo và bắt đầu một ngày làm việc mới hiệu quả.
I. Lợi ích của trà và cà phê
1. Giúp tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung
Trà và cà phê là nguồn cung cấp caffeine chủ yếu trong chế độ ăn của mỗi người. Caffeine có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, giúp giảm mệt mỏi về tinh thần và thể chất, tăng sự chú ý và tỉnh táo, cải thiện trí nhớ và tâm trạng.
2. Nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời
Oxy hóa là một quá trình có hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn bằng cách gây bệnh và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Và thật tuyệt vời khi trà và cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các tế bào trong cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do có hại.
3. Có tác dụng giảm cân
Quá trình trao đổi chất là một phần rất quan trọng trong việc giảm cân. Cà phê, đặc biệt là trà có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất giúp tăng hiệu quả công việc và tăng lượng calo đốt cháy. Uống khoảng 3 cốc trà xanh một ngày có thể giúp bạn tiêu thụ khoảng 80 calo.
4. Giảm nguy cơ ung thư
Epigallocatechin gallate (EGCG) và axit chlorogenic (CGA) là các polyphenol có nhiều nhất trong trà và cà phê. Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. EGCG trong trà xanh có thể có tác dụng hữu ích chống lại các tế bào ung thư trong các khối u ở đầu và cổ, cũng như các tế bào ung thư phổi, tiền liệt tuyến, vú, đại trực tràng và tuyến tụy. Ngược lại CGA của cà phê có thể có tác dụng hữu ích chóng lại ung thư gan, nội mạc tử cung và ung thư da.
5. Giảm một số rủi ro sức khỏe
Trà xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, tiểu đường và trầm cảm. Trong khi đó cà phê liên quan đến việc giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim.
II. Cách uống trà, cà phê có lợi cho sức khỏe
Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-3 ly trà xanh, nếu uống nhiều quá thì nhịp tim sẽ tăng gây mất ngủ, mệt mỏi. Giờ tốt nhất để uống trà là sau bữa sáng khoảng 1 tiếng. Và đặc biệt quan trọng trong quá trình uống nên lắng nghe cơ thể của mình giúp xác định thời gian uống, liều lượng thích hợp cho bản thân.
Tương tự như trà, bạn chỉ nên uống từ 1-3 ly cà phê một ngày (Tương đương 400mg caffeine/ ngày). Thời gian tốt nhất để uống ly cà phê là vào lúc 10-12h sáng, khi nồng độ cortisol bắt đầu giảm sâu. Việc uống nhiều cà phê có thể kích thích hệ thần kinh trung ương làm tăng nhịp tim gây ra cảm giác lo lắng, bồn chồn và mệt mỏi.