Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé

Phụ huynh có biết làm thế nào để xây dựng một thực đơn cân bằng cho con yêu không? Làm thế nào để xây dựng một thực đơn cân bằng cho bé yêu luôn là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Một thực đơn cân bằng không chỉ giúp bé khỏe mạnh ngay từ bây giờ mà còn đặt nền tảng cho một tương lai tươi sáng. Khi cha mẹ biết xây dựng thực đơn khoa học sẽ giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt các dưỡng chất, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Cùng Dinh dưỡng và sức khỏe khám phá cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé, giúp bé yêu khỏe mạnh từ trong ra ngoài nhé!

Các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng là nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Chất đạm (Protein)

Protein là một trong các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các tế bào, mô, cơ bắp của trẻ. Nó còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, sản xuất hormone và enzyme, đảm bảo hệ miễn dịch trẻ hoạt động tốt.

Các thực phần có chứa dồi dào chất đạm như: 

  • Thịt: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu,…
  • Cá: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ… 
  • Trứng: Trứng gà, trứng vịt,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua,…
  • Đậu: Đậu nành, đậu xanh,  đậu lăng, đậu đen…
  • Hạt: Hạt điều, óc chó, hạnh nhân, hạt bí…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch… 
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Thực phẩm chứa nhiều protein

Chất đường bột (Carbohydrate)

Carbohydrate – đường bột, Carbohydrate chuyển hóa thành glucose, là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Đối với trẻ em, carbohydrate cung cấp nhiên liệu cần thiết cho các hoạt động hàng ngày như chơi đùa, học tập và lớn lên. Nhờ carbohydrate, trẻ sẽ luôn tràn đầy năng lượng và có một cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, carbohydrate còn giúp não bộ phát triển, bảo vệ cơ bắp và hỗ trợ tiêu hóa.

Các thực phần có chứa dồi dào chất đường bột như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, lúa mạch đen, quinoa, ngô…
  • Các sản phẩm từ ngũ cốc: Bánh mì, bánh quy, mì ống…
  • Rau củ: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bắp cải, cà rốt…
  • Đậu và hạt: Đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, hạt điều, hạt hạnh nhân…
  • Trái cây: Cam, chuối, nho, táo, dưa hấu,…
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Thực phẩm giàu chất đường bột

Chất béo

Chất béo, dù nghe có vẻ “không lành mạnh”, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Chúng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K – những vitamin rất cần thiết cho thị lực, xương chắc khỏe, và hệ miễn dịch. Hơn nữa, chất béo còn là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng.

Tuy nhiên, không phải tất cả chất béo đều giống như nhau. Có 3 loại chính:

  • Chất béo bão hòa: Thường có trong thực phẩm động vật như thịt đỏ, bơ, phô mai, dầu dừa. Nên hạn chế tiêu thụ loại chất béo này vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu.
  • Chất béo không bão hòa đơn: Có nhiều trong dầu ô liu, bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó). Và loại chất béo này tốt cho tim mạch.
  • Chất béo không bão hòa đa: Có nhiều trong cá béo (cá hồi, cá ngừ), hạt lanh, dầu đậu nành. Loại chất béo này cũng rất tốt cho tim mạch.
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Thực phẩm có chứa chất béo

Các thực phần có chứa dồi dào chất béo như:

  • Thịt: Thịt đỏ (bò, lợn), thịt gia cầm (gà, vịt), thịt chế biến (xúc xích, thịt nguội)…
  • Sản phẩm từ sữa: Sữa nguyên kem, phô mai, bơ, kem…
  • Trứng: Lòng đỏ trứng có chứa nhiều chất béo…
  • Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải…
  • Hạt: Óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt chia…
  • Quả bơ: cung cấp chất béo không bão hòa đơn 
  • Các loại hạt: Hạt gai dầu, hạt lanh…
  • Cá béo: Cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích…

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và các khoáng chất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp xương chắc khỏe, và đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt. 

Các thực phần có chứa dồi dào vitamin và khoáng chất như:

  • Rau củ: Rau cải, bông cải xanh, bông cải trắng, súp lơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang….
  • Trái cây: các cây họ cam/quýt, dâu tây, mâm xôi, việt quất, chuối, xoài, dứa…
  • Hạt và đậu: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí, đậu xanh, đậu đen…
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Rau củ và trái cây có chứa vitamin và khoáng chất

Chất xơ

Chất xơ, thường được ví như “chổi quét” cho đường ruột, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt cho trẻ. Chất xơ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường ruột, ngăn ngừa táo bón, và hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột. 

Các thực phần có chứa dồi dào chất xơ như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…
  • Đậu và hạt: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt chia, hạt lanh, óc chó, hạnh nhân, bí, hướng dương…
  • Rau củ: Các loại rau cải, cà rốt, khoai lang, khoai tây, hành, tỏi…
  • Trái cây: Táo, chuối, dâu tây, ổi hồng…
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Chất xơ tốt cho đường ruột

Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Đa dạng thực phẩm

Việc tạo ra một thực đơn nhiều màu sắc không chỉ giúp bữa ăn của bé thêm hấp dẫn mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Mỗi màu sắc trong thực phẩm đều chứa những dưỡng chất riêng biệt, giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. Đa dạng nhiều nhóm thực phẩm, bao gồm các thành phần dinh dưỡng như tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Cha mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh nhàm chán, giúp bé hứng thú với việc ăn uống.

Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Thực đơn nhiều màu sắc giúp bé hứng thú ăn và bổ sung nhiều dưỡng chất

Cân đối các nhóm thực phẩm

Cha mẹ nên kết hợp nhiều loại thực phẩm thuộc các nhóm khác nhau trong mỗi bữa ăn để xây dựng thực đơn đa dạng cho trẻ. Điều chỉnh khẩu phần ăn theo lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn và mỗi nhóm thực phẩm cần phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé. 

Phụ huynh cần để ý thay đổi cách chế biến để món ăn thêm hấp dẫn và giúp bé không bị ngán. Và điều quan trọng là tìm hiểu những loại thực phẩm mà con yêu thích để kết hợp chúng vào thực đơn.

Chế biến phù hợp

  • Nấu chín kỹ: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế dầu mỡ, gia vị: Giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Cắt nhỏ, nghiền nhuyễn: Phù hợp với độ tuổi và khả năng nhai nuốt của bé.
  • Trang trí bắt mắt: Kích thích thị giác, giúp bé hứng thú hơn.
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Cắt nhỏ thức ăn phù hợp cho trẻ nhỏ tuổi

Các nguyên tắc khác

Chia nhỏ bữa ăn, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn vặt, tạo thói quen ăn uống lành mạnh (ăn cùng gia đình và tạo không khí vui vẻ) và có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Đọc thêm: 5 sai lầm thường gặp trong dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao

Các bước xây dựng thực đơn

Bước 1: Lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày

  • Xác định số bữa ăn: Thông thường, trẻ nhỏ cần từ 5-6 bữa ăn/ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.
  • Phân bổ năng lượng: Chia đều năng lượng cho các bữa ăn trong ngày. Bữa sáng nên cung cấp khoảng 25% năng lượng, bữa trưa và tối mỗi bữa khoảng 35%, các bữa phụ còn lại.
  • Lựa chọn thực phẩm: Dựa vào độ tuổi, sở thích của bé và các nguyên tắc dinh dưỡng đã nêu ở trên để lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày

Bước 2: Chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn

  • Ưu tiên thực phẩm tươi sống: Rau củ quả tươi, thịt cá tươi sẽ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hơn.
  • Chọn thực phẩm sạch: Rửa kỹ rau củ quả trước khi chế biến, chọn thịt cá tươi ngon, không có dấu hiệu ôi thiu.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe của bé.
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn

Bước 3: Chế biến món ăn hấp dẫn, dễ ăn

  • Đa dạng cách chế biến: Luộc, hấp, kho, xào, nấu súp… giúp bé không bị ngán.
  • Trang trí món ăn: Sử dụng màu sắc, hình dáng của thức ăn để thu hút bé.
  • Cắt nhỏ thức ăn: Đối với trẻ nhỏ, nên cắt nhỏ thức ăn để bé dễ ăn và nuốt.
  • Nêm nếm vừa phải: Tránh nêm quá mặn hoặc quá ngọt.
Cách xây dựng thực đơn cân bằng cho bé
Chế biến thức ăn hấp dẫn

Gợi ý một số thực đơn mẫu

Thực đơn cân bằng cho bé mẫu giáo trong 7 ngày

Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa chiều Ăn vặt
Thứ 2 Cháo thịt gà + rau cải Cơm + cá hấp + bí đỏ hấp Bún riêu cua Chuối
Thứ 3 Cháo tôm + rau mồng tơi Cơm + thịt bằm sốt cà chua + rau cải Cháo yến mạch + trái cây Sữa chua
Thứ 4 Cháo cá lóc + rau ngót Cơm + thịt gà xé phay + súp lơ xanh Bún thịt bằm Táo
Thứ 5 Cháo thịt bò + khoai tây Cơm + tôm rim + rau cải Bánh mì + trứng ốp la
Thứ 6 Cháo gà + hạt sen Cơm + cá diêu hồng sốt cà chua + rau bí Cháo đậu xanh Dâu Tây
Thứ 7 Cháo lươn Cơm + thịt heo luộc + rau cải Bún gạo + chả cá Bánh Quy
Chủ Nhật Cháo bí đỏ + phô mai Cơm + thịt gà xé phay + súp lơ xanh Bún riêu cua Chuối

Thực đơn cân bằng cho bé tiểu học trong 7 ngày

Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa chiều Ăn vặt
Thứ 2 Bánh mì kẹp trứng + sữa Cơm + thịt kho tàu + rau cải Bún riêu cua Ổi hồng
Thứ 3 Yến mạch + trái cây Cơm + cá hấp + bí đỏ hấp Cháo yến mạch + trái cây Sữa chua
Thứ 4 Bánh cuốn + thịt băm Cơm + vịt quay + súp lơ xanh Bún thịt bằm Táo
Thứ 5 Bánh mì + bơ + sữa Cơm + tôm rim + rau cải Bánh mì + trứng ốp la
Thứ 6 Cháo gà + hạt sen Cơm + cá diêu hồng sốt cà chua + rau bí Cháo đậu xanh Bưởi
Thứ 7 Bánh mì kẹp thịt Cơm + thịt heo luộc + rau cải Bún gạo + chả cá Bánh Quy
Chủ Nhật Phở bò Cơm + cá kho dưa + súp lơ xanh Bún riêu cua Chuối

Kết luận.

Việc xây dựng một thực đơn cân bằng cho bé đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư thời gian của các bậc phụ huynh. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Hy vọng những thông tin mà Dinh dưỡng và sức khỏe cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh xây dựng được những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho con yêu. Nếu cha mẹ còn băn khoăn điều gì, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

DỰ ÁN “BỮA CƠM GIA ĐÌNH”

Tầng 12, Tháp C, Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

0981.75.70.75 – 02466.515.717

[email protected]

https://dinhduong.com.vn/ DMCA.com Protection Status

Fanpage