Những năm gần đây, người ta phát hiện rằng thụ thể vitamin D hiện diện
khắp các mô và tế bào trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong hệ
miễn dịch nội tại của cơ thể: trẻ em còi xương thường thiếu peptide
chống siêu vi khuẩn cathelicidin và hay bị cảm cúm.
Một
số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin không chỉ làm tăng nguy cơ
bị còi xương, thấp còi hay loãng xương mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh
ung thư, tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, viêm đường ruột, viêm
gan, lao phổi, nhiễm trùng….
Thiếu Vitamin D liên quan tới tăng
nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Các nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu cho thấy bổ
sung Vitamin D3 làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm.
Châu Á, tuy là vùng
nhiệt đới, ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm nhưng tỷ lệ thiếu
vitamin vẫn còn rất cao. Ngiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thiếu
Vitamin D của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi là 65.3%. Riêng ở Nhật và Hàn
Quốc tỷ lệ thiếu Vitamin D chiếm tới 80-90%.
Ở Việt Nam, tình
trạng thiếu vitamin D ở trẻ em là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan
tâm. Nghiên cứu trên 186 trẻ từ 1-6 tháng tuổi tại một địa điểm nông
thôn thuộc Hà Nội vào năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D là 23,6%,
tỷ lệ trẻ có hàm lượng vitamin D thấp là 40,7%. Những yếu tố liên quan
đến thiếu vitamin D ở trẻ là: thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hàm
lượng vitamin D3 trong sữa mẹ thấp. Nghiên cứu về tình trạng thiếu
vitamin D và một số yếu tố liên quan ở 98 trẻ em đến khám bệnh tại bệnh
viện Medlatec cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D là 73,%, trong đó tỷ lệ cao
nhất gặp ở nhóm 0-12 tháng tuổi (100%), tiếp đến là nhóm 13-36 tháng
tuổi (60,7%). Nghiên cứu cho thấy 45,1 % trẻ thiếu vitamin D giảm calci
máu, đặc biệt giảm calci máu ở trẻ có mức độ thiếu vitamin D mức độ
nặng.
Tắm nắng là cách tốt nhất để tổng hợp Vitamin D. ảnh minh họa
Yếu
tố nguy cơ của thiếu vitamin D: Sự tồn tại các phong tục kiêng nắng,
làm cho trẻ em thiếu ánh nắng mặt trời cần thiết. Tập quán làm nhà
thấp, thiếu ánh sáng. Chế độ ăn bổ sung kém chất lượng, lượng dầu mỡ
trong khẩu phần thấp. Thiếu hụt dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang
thai, trẻ không được bú mẹ.
Khoảng 90-95% Vitamin D trong cơ thể
chúng ta là do da tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chỉ có
5-10% là từ thực phẩm. Một số loại thực phẩm có nhiều Vitamin D hơn
các loại thực phẩm khác như: Cá có nhiều chất dầu như cá hồi, cá thu, cá
trích… hoặc nấm phơi khô.
Nhiều nghiên cứu cho thấy để phòng
chống Vitamin D vào mùa hè chỉ cần phơi nắng từ 10-30 phút cơ thể có thể
tổng hợp được trung bình 20.000 IU. Trẻ em cần được phơi nắng vào lúc
sáng sớm từ 15-30 phút để phòng chống thiếu Vitamin D. Lưu ý nên để da
của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm bổ sung Vitamin D, hoặc uống liều Vitamin D dự phòng theo chỉ định của Bác sỹ.
Bác sĩ Hồng Nhung